anh2
Member
Tranh Kim Hoàng là tên thường gọi của một dòng tranh dân gian phát triển khá mạnh từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19 của làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội.
Bên cạnh hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, dòng tranh Kim Hoàng phát triển từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. Sự hợp nhất hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng thành Kim Hoàng tiến tới xây dựng đình chung "Trưởng bảng hội đình" vào ngày 3-2 năm Chính Hoà thứ 22 (1701), cũng có lẽ chuẩn bị cho sự bắt đầu của nghề in tranh trong làng.Hàng năm, người Kim Hoàng làm tranh từ rằm tháng một (tháng 11 âm lịch) đến giáp tết, thoạt đầu thì cúng tổ nghề. Các ván in do một ông chủ phường có tài năng vẽ và khắc. Sau ngày giỗ tổ mới phát cho các gia đình. Trong quá trình in họ trao đổi ván cho nhau. Hết mùa tranh họ lại giao ván cho các chủ phường khác cất giữ.
Tranh Kim Hoàng cũng đủ loại tranh thờ cúng, chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm và các màu hoá học.
Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy màu đỏ, giấy hồng điều, giấy tầu vàng. Tranh lợn bột in hình con lợn mình đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh giống như những con lợn đất bán ở chợ, trên nền giấy đỏ tạo một vẻ đẹp riêng gây ấn tượng mạnh mẽ của tranh Kim Hoàng.
Tương truyền, dòng họ Nguyễn Sĩ là dòng họ làm tranh sơ khởi người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở đây. Trận lụt năm 1915 làng mạc ngập trắng từ Phùng đến Cầu Giấy, cuốn trôi nhiều ván in tranh của làng. Tranh Kim Hoàng dần bị thất truyền, đến năm 1945 thì hoàn toàn không còn sản xuất nữa. Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này còn được lưu giữ ở bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.
Ở một vùng ngoại thành phía Tây, cách thủ đô Hà Nội không xa, cứ đến ngày Tết lại có một loại tranh dân gian bày bán khắp các chợ quê mà nhân dân địa phương vẫn quen gọi là Tranh đỏ, đó chính là tranh Tết dân gian Kim Hoàng, do các nghệ nhân làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức sản xuất.
Trận vỡ đê Liên Mạc năm Ất Mão (1915) gây ngập lụt một vùng rộng từ Phùng về Cầu Giấy, đã cuốn trôi mất nhiều ván in, nên nghề vẽ tranh Kim Hoàng ngày sa sút, cho đến sau Cách mạng tháng Tám, người ta hoàn toàn không sản xuất nữa. Vì thế trong nhiều năm, tranh đỏ Kim Hoàng hầu như đã bị lãng quên. Mãi đến năm 1975 - 1976, dòng tranh này mới lại có dịp được giới thiệu trước công chúng.
Kim Hoàng là một làng nằm trong vùng quê khá giả ở ven nội thành. Người dân ở đây gần gũi với thị dân, nên tranh của họ tuy phục vụ nông dân nhưng từ nguyên liệu đến cảm hứng thẩm mĩ đều có chịu ảnh hưởng của thành thị. Kim Hoàng vốn do hai làng Kim Bảng thờ thần Sông và Hoàng Bảng thờ thần Đất, cuối thế kỷ XVII, nhập lại thành một làng to, dựng ngôi đình thờ cả hai vị thần trên làm thành hoàng. Chẳng những ký ức dân làng mà bức hoành ở đình khắc bốn đại tự “Lưỡng Bảng hội đình” đã xác nhận nguồn gốc tên của làng. Ở một cột đình có khắc rõ việc làm đình vào ngày mồng ba tháng hai năm Chính Hòa thứ 22 (tức là năm 1701). Trong đình còn giữ được một số hình chạm dân gian của ngày khởi dựng như đánh vật, bắn cung, đâm đinh ba, thổi sáo, cưỡi báo, cưỡi voi . . . Có người mặc sang trọng, lại có cô gái mặc xuềnh xoàng và đứng tốc cả váy, lại còn những cảnh như cá hóa rồng, rồng chầu. Dân Kim Hoàng thuộc nhiều họ khác nhau ở xen lẫn, các họ Nguyễn Sĩ (đông nhất), Nguyễn Thế, Trần Đức, Trần, Phạm, trước kia có làm tranh và đã tổ chức được phường tranh Kim Hoàng.
Khi còn tổ chức phường tranh thì toàn bộ ván là tài sản của phường, do chủ phường giữ, hàng năm đến ngày rằm tháng một (tháng 11), làm lễ giỗ ông Tổ phường, rồi chia ván cho các gia đình mang về in tranh. Trong khi in các gia đình có thể đổi ván cho nhau để in nhiều mẫu. Hết mùa in tranh, lại tập trung ván giao cho chủ phường giữ.
Từ sau trận lụt năm 1915, ván còn lại ít, vì bị nước lụt cuốn trôi. Bấy giờ ai nhặt được tấm ván nào thì giữ tấm ván đó làm của riêng, nên mới còn sót được một số tới ngày nay. Tuy nhiên, do không được bảo quản tốt, nên số ván hiện còn - đã được chuyển giao cho Viện Bảo tàng mỹ thuật cất giữ - cũng không được bao nhiêu.
Các cụ ở Kim Hoàng còn nhớ tranh Tết trước đây có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là tranh thờ gồm các bức Ông Công (tức Thổ Công), Ông Táo (tức Táo Quân) và Ông Sư (tức Tiên sư). Đấy là ba vị thần mà các gia đình nông dân và thợ thủ công rất sùng kính và nhớ ơn. Các tranh để trang trí nhà cửa, đồng thời để cầu mong làm ăn phát đạt, may mắn, thì có các bức Tiến Tài, Tiến Lộc, Lợn Gà. Các tranh Đi cày và Đi bừa vừa nói lên sự lao động vất vả, vừa tỏ ý cầu mong được no ấm. Vui nhất là những tranh về cảnh sinh hoạt tình tứ của trai gái như Hứng dừa, và cảnh hội làng như Đánh vật, Chọi trâu, Chọi gà tỏ rõ một tinh thần thượng võ cao. Lại có cả những tranh mang tính răn dạy theo phương ngôn như Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, hay theo tích truyện hiếu nghĩa trong Nhị thập tứ hiếu, hoặc vài cảnh trong truyện Nôm dân gian như Thạch Sanh. Ngoài ra còn có những bức hoành đại tự “Đức lưu quang” (Đức tốt giữ mãi ánh sáng) và “Phúc mãn đường” (Phúc chứa đầy nhà) mà trong từng nét chữ còn được cài hoa lá, thể hiện cảnh sắc bốn mùa. Cùng với những hình ảnh, trong nhiều tranh còn khắc kèm cả bài thơ hoặc câu đối hay một lời chúc tụng để nói rõ chủ đề của bức tranh. Tranh Kim Hoàng được nhân dân địa phương gọi là Tranh đỏ, vì nó được in trên giấy hồng điều hay giấy tàu vàng, lấy màu đỏ của giấy làm nền của hình, để phân biệt với tranh Hàng Trống in trên giấy trắng mộc, và tranh Đông Hồ vốn xưa chỉ in trên giấy trắng điệp nên gọi là tranh trắng. Giấy hồng điều và giấy tàu vàng là loại giấy đã được nhuộm đỏ và bán sẵn ở phố Hàng Ngang, Hàng Mã, mua về cứ thế dùng ngay không cần gia công thêm nữa.
Màu của tranh, ngoài màn nền, trước hết là “màu đen” in từ ván gỗ lên giấy. Màu này lấy từ những thỏi mực đen có bán sẵn trên thị trường Hà Nội. Bảng màu ở Kim Hoàng còn có: trắng, vàng, xanh lơ, xanh lá cây (xanh lục), chàm, tím, hồng, đỏ sẫm. Trừ màu chàm mua nguyên liệu về chế lấy, các màu khác đều có bán ở thị trường. Muốn có màu chàm thì đem cây chàm ngâm riêng cành và lá, sau đó chắt bỏ nước trong, rồi gạn lấy chất cái đánh nhuyễn ra. Màu chàm thường trộn với mực đen để tạo ra thứ màu xanh đen. Màu trắng thì mua phấn thạch cao, ngâm nước cho mềm rồi đánh nhuyễn. Các màu trên, khi dùng phải pha keo có bán sẵn, hoặc nấu lấy bằng cách ninh vó hoặc da trâu bò để tạo chất dính. Khó pha nhất là màu phẩm hồng, pha khéo thì được màu cánh sen tươi, không đúng cách thì chuyển thành màu máu đỉa. Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu rồi, sau lễ giỗ Tổ phường, các gia đình nhận ván về, cả nhà tập trung vào in và “chấm phẩm”. Khi in để ngửa ván, dùng chổi rơm nếp (cắt bằng đầu), nhúng vào chậu nước mực, rồi quét lên ván gỗ, sau đó đặt úp tờ giấy đỏ lên mặt ván dùng xơ mướp tấm sáp hoặc nén, xoa phía trên tờ giấy, cho nét và màng hình đen từ ván in dần lên mặt giấy. Bóc giấy ra sẽ được tranh đen trên nền giấy đỏ. Theo quan niệm của người làm tranh ở Kim Hoàng, những nét và mảng in ở ván, nét phải đen tuyền, mịn, mượt mới đẹp chứ không được rỗ xốp như “màu đen” ở tranh Đông Hồ. Đã có hình in đen rồi, dựa vào những phần mảng của nét để từ các màu khác mà nhân dân địa phương gọi là “chấm phẩm”.
Tranh Kim Hoàng bắt đầu làm từ rằm tháng một cho đến giáp Tết. Thời tiết giá rét làm cho phẩm pha vào keo sẽ đông quánh, vì thế bát màu phải đặt trên bếp nóng để vẽ. Nếu bếp nóng quá, màu phạm sẽ không tươi mà bị xỉn lại. Các màu sa thanh và sa lục là bột đất, nên sau khi chấm màu mà để khô thì sẽ hơi nháp. Chấm màu xong, các nét in ban đầu bị phủ đè gần hết, nên giữa các mảng màu không còn đường bờ gìm giữ lại, sẽ bồng bềnh, chao đảo. Tờ tranh để vậy coi như xong. Nhưng muốn tăng hiệu quả nghệ thuật phải được nâng cao bằng kỹ in đồ, tức in lại nét đen lên trên các mảng màu, in sao cho trùng với nét đen in ban đầu. In đồ là việc khó, chỉ những người cứng tay nghề mới làm được.
Đến những ngày giáp Tết, không khí làm tranh lại càng nhộn nhịp ở các gia đình làm tranh, mọi người làm việc tất bật, làm ngày rồi tối đến lại chong đèn ba dây mà chấm phẩm, để sáng mai có tranh đi chợ bán. Sau một tháng làm tranh, đến ngày rằm tháng Chạp thì phường làm lễ Thánh sư, sau đó mới mang tranh đi bán. Nhưng bán tranh rộ là từ ngày Tết ông Táo (23 tháng Chạp). Sớm tinh mơ hôm đó, các gia đình làm tranh ở Kim Hoàng cho người nhà đi các chợ ở vùng lân cận, như chợ Sấu Giá, chợ Sơn Đồng, chợ Chùa Thầy, chợ Phùng, chợ Vạng, chợ Trám Trôi, chợ Canh, chợ Diễn, chợ Tây Tựu . . . để “bỏ que lấy chỗ”. Sau đó ông bà già đeo nải tranh đến bán. Mỗi chợ có khoảng năm mười chiếu tranh. Có gia đình chiếm những hai chiếu. Các cụ kể lại những năn phát đạt, đi chợ bán tranh về phải được một gánh tiền Tự Đức nặng.
Bên cạnh hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống, dòng tranh Kim Hoàng phát triển từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. Sự hợp nhất hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng thành Kim Hoàng tiến tới xây dựng đình chung "Trưởng bảng hội đình" vào ngày 3-2 năm Chính Hoà thứ 22 (1701), cũng có lẽ chuẩn bị cho sự bắt đầu của nghề in tranh trong làng.Hàng năm, người Kim Hoàng làm tranh từ rằm tháng một (tháng 11 âm lịch) đến giáp tết, thoạt đầu thì cúng tổ nghề. Các ván in do một ông chủ phường có tài năng vẽ và khắc. Sau ngày giỗ tổ mới phát cho các gia đình. Trong quá trình in họ trao đổi ván cho nhau. Hết mùa tranh họ lại giao ván cho các chủ phường khác cất giữ.
Tranh Kim Hoàng cũng đủ loại tranh thờ cúng, chúc tụng như một số dòng tranh khác cùng thời (Đông Hồ, Hàng Trống). Nhưng tranh Kim Hoàng lại kết hợp nhiều ưu điểm của hai dòng tranh đó. Tranh Kim Hoàng có nét khắc thanh mảnh, tỉ mỉ hơn tranh Đông Hồ; màu sắc tươi như tranh Hàng Trống. Về màu, tranh Kim Hoàng dùng mực tàu, trắng là thạch cao, phấn; chàm, xanh chàm từ mực tàu hoà với nước chàm và các màu hoá học.
Giấy in không quét điệp như tranh Đông Hồ, cũng không dùng giấy xuyến như tranh Hàng Trống mà in trên giấy màu đỏ, giấy hồng điều, giấy tầu vàng. Tranh lợn bột in hình con lợn mình đen, viền trắng cách điệu rất ngộ nghĩnh giống như những con lợn đất bán ở chợ, trên nền giấy đỏ tạo một vẻ đẹp riêng gây ấn tượng mạnh mẽ của tranh Kim Hoàng.
Tương truyền, dòng họ Nguyễn Sĩ là dòng họ làm tranh sơ khởi người Thanh Hoá theo mẹ ra Thăng Long rồi lập nghiệp ở đây. Trận lụt năm 1915 làng mạc ngập trắng từ Phùng đến Cầu Giấy, cuốn trôi nhiều ván in tranh của làng. Tranh Kim Hoàng dần bị thất truyền, đến năm 1945 thì hoàn toàn không còn sản xuất nữa. Ngày nay, một vài ván in của dòng tranh này còn được lưu giữ ở bảo tàng mỹ thuật Việt Nam.
Ở một vùng ngoại thành phía Tây, cách thủ đô Hà Nội không xa, cứ đến ngày Tết lại có một loại tranh dân gian bày bán khắp các chợ quê mà nhân dân địa phương vẫn quen gọi là Tranh đỏ, đó chính là tranh Tết dân gian Kim Hoàng, do các nghệ nhân làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức sản xuất.
Trận vỡ đê Liên Mạc năm Ất Mão (1915) gây ngập lụt một vùng rộng từ Phùng về Cầu Giấy, đã cuốn trôi mất nhiều ván in, nên nghề vẽ tranh Kim Hoàng ngày sa sút, cho đến sau Cách mạng tháng Tám, người ta hoàn toàn không sản xuất nữa. Vì thế trong nhiều năm, tranh đỏ Kim Hoàng hầu như đã bị lãng quên. Mãi đến năm 1975 - 1976, dòng tranh này mới lại có dịp được giới thiệu trước công chúng.
Kim Hoàng là một làng nằm trong vùng quê khá giả ở ven nội thành. Người dân ở đây gần gũi với thị dân, nên tranh của họ tuy phục vụ nông dân nhưng từ nguyên liệu đến cảm hứng thẩm mĩ đều có chịu ảnh hưởng của thành thị. Kim Hoàng vốn do hai làng Kim Bảng thờ thần Sông và Hoàng Bảng thờ thần Đất, cuối thế kỷ XVII, nhập lại thành một làng to, dựng ngôi đình thờ cả hai vị thần trên làm thành hoàng. Chẳng những ký ức dân làng mà bức hoành ở đình khắc bốn đại tự “Lưỡng Bảng hội đình” đã xác nhận nguồn gốc tên của làng. Ở một cột đình có khắc rõ việc làm đình vào ngày mồng ba tháng hai năm Chính Hòa thứ 22 (tức là năm 1701). Trong đình còn giữ được một số hình chạm dân gian của ngày khởi dựng như đánh vật, bắn cung, đâm đinh ba, thổi sáo, cưỡi báo, cưỡi voi . . . Có người mặc sang trọng, lại có cô gái mặc xuềnh xoàng và đứng tốc cả váy, lại còn những cảnh như cá hóa rồng, rồng chầu. Dân Kim Hoàng thuộc nhiều họ khác nhau ở xen lẫn, các họ Nguyễn Sĩ (đông nhất), Nguyễn Thế, Trần Đức, Trần, Phạm, trước kia có làm tranh và đã tổ chức được phường tranh Kim Hoàng.
Khi còn tổ chức phường tranh thì toàn bộ ván là tài sản của phường, do chủ phường giữ, hàng năm đến ngày rằm tháng một (tháng 11), làm lễ giỗ ông Tổ phường, rồi chia ván cho các gia đình mang về in tranh. Trong khi in các gia đình có thể đổi ván cho nhau để in nhiều mẫu. Hết mùa in tranh, lại tập trung ván giao cho chủ phường giữ.
Từ sau trận lụt năm 1915, ván còn lại ít, vì bị nước lụt cuốn trôi. Bấy giờ ai nhặt được tấm ván nào thì giữ tấm ván đó làm của riêng, nên mới còn sót được một số tới ngày nay. Tuy nhiên, do không được bảo quản tốt, nên số ván hiện còn - đã được chuyển giao cho Viện Bảo tàng mỹ thuật cất giữ - cũng không được bao nhiêu.
Các cụ ở Kim Hoàng còn nhớ tranh Tết trước đây có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là tranh thờ gồm các bức Ông Công (tức Thổ Công), Ông Táo (tức Táo Quân) và Ông Sư (tức Tiên sư). Đấy là ba vị thần mà các gia đình nông dân và thợ thủ công rất sùng kính và nhớ ơn. Các tranh để trang trí nhà cửa, đồng thời để cầu mong làm ăn phát đạt, may mắn, thì có các bức Tiến Tài, Tiến Lộc, Lợn Gà. Các tranh Đi cày và Đi bừa vừa nói lên sự lao động vất vả, vừa tỏ ý cầu mong được no ấm. Vui nhất là những tranh về cảnh sinh hoạt tình tứ của trai gái như Hứng dừa, và cảnh hội làng như Đánh vật, Chọi trâu, Chọi gà tỏ rõ một tinh thần thượng võ cao. Lại có cả những tranh mang tính răn dạy theo phương ngôn như Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, hay theo tích truyện hiếu nghĩa trong Nhị thập tứ hiếu, hoặc vài cảnh trong truyện Nôm dân gian như Thạch Sanh. Ngoài ra còn có những bức hoành đại tự “Đức lưu quang” (Đức tốt giữ mãi ánh sáng) và “Phúc mãn đường” (Phúc chứa đầy nhà) mà trong từng nét chữ còn được cài hoa lá, thể hiện cảnh sắc bốn mùa. Cùng với những hình ảnh, trong nhiều tranh còn khắc kèm cả bài thơ hoặc câu đối hay một lời chúc tụng để nói rõ chủ đề của bức tranh. Tranh Kim Hoàng được nhân dân địa phương gọi là Tranh đỏ, vì nó được in trên giấy hồng điều hay giấy tàu vàng, lấy màu đỏ của giấy làm nền của hình, để phân biệt với tranh Hàng Trống in trên giấy trắng mộc, và tranh Đông Hồ vốn xưa chỉ in trên giấy trắng điệp nên gọi là tranh trắng. Giấy hồng điều và giấy tàu vàng là loại giấy đã được nhuộm đỏ và bán sẵn ở phố Hàng Ngang, Hàng Mã, mua về cứ thế dùng ngay không cần gia công thêm nữa.
Màu của tranh, ngoài màn nền, trước hết là “màu đen” in từ ván gỗ lên giấy. Màu này lấy từ những thỏi mực đen có bán sẵn trên thị trường Hà Nội. Bảng màu ở Kim Hoàng còn có: trắng, vàng, xanh lơ, xanh lá cây (xanh lục), chàm, tím, hồng, đỏ sẫm. Trừ màu chàm mua nguyên liệu về chế lấy, các màu khác đều có bán ở thị trường. Muốn có màu chàm thì đem cây chàm ngâm riêng cành và lá, sau đó chắt bỏ nước trong, rồi gạn lấy chất cái đánh nhuyễn ra. Màu chàm thường trộn với mực đen để tạo ra thứ màu xanh đen. Màu trắng thì mua phấn thạch cao, ngâm nước cho mềm rồi đánh nhuyễn. Các màu trên, khi dùng phải pha keo có bán sẵn, hoặc nấu lấy bằng cách ninh vó hoặc da trâu bò để tạo chất dính. Khó pha nhất là màu phẩm hồng, pha khéo thì được màu cánh sen tươi, không đúng cách thì chuyển thành màu máu đỉa. Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu rồi, sau lễ giỗ Tổ phường, các gia đình nhận ván về, cả nhà tập trung vào in và “chấm phẩm”. Khi in để ngửa ván, dùng chổi rơm nếp (cắt bằng đầu), nhúng vào chậu nước mực, rồi quét lên ván gỗ, sau đó đặt úp tờ giấy đỏ lên mặt ván dùng xơ mướp tấm sáp hoặc nén, xoa phía trên tờ giấy, cho nét và màng hình đen từ ván in dần lên mặt giấy. Bóc giấy ra sẽ được tranh đen trên nền giấy đỏ. Theo quan niệm của người làm tranh ở Kim Hoàng, những nét và mảng in ở ván, nét phải đen tuyền, mịn, mượt mới đẹp chứ không được rỗ xốp như “màu đen” ở tranh Đông Hồ. Đã có hình in đen rồi, dựa vào những phần mảng của nét để từ các màu khác mà nhân dân địa phương gọi là “chấm phẩm”.
Tranh Kim Hoàng bắt đầu làm từ rằm tháng một cho đến giáp Tết. Thời tiết giá rét làm cho phẩm pha vào keo sẽ đông quánh, vì thế bát màu phải đặt trên bếp nóng để vẽ. Nếu bếp nóng quá, màu phạm sẽ không tươi mà bị xỉn lại. Các màu sa thanh và sa lục là bột đất, nên sau khi chấm màu mà để khô thì sẽ hơi nháp. Chấm màu xong, các nét in ban đầu bị phủ đè gần hết, nên giữa các mảng màu không còn đường bờ gìm giữ lại, sẽ bồng bềnh, chao đảo. Tờ tranh để vậy coi như xong. Nhưng muốn tăng hiệu quả nghệ thuật phải được nâng cao bằng kỹ in đồ, tức in lại nét đen lên trên các mảng màu, in sao cho trùng với nét đen in ban đầu. In đồ là việc khó, chỉ những người cứng tay nghề mới làm được.
Đến những ngày giáp Tết, không khí làm tranh lại càng nhộn nhịp ở các gia đình làm tranh, mọi người làm việc tất bật, làm ngày rồi tối đến lại chong đèn ba dây mà chấm phẩm, để sáng mai có tranh đi chợ bán. Sau một tháng làm tranh, đến ngày rằm tháng Chạp thì phường làm lễ Thánh sư, sau đó mới mang tranh đi bán. Nhưng bán tranh rộ là từ ngày Tết ông Táo (23 tháng Chạp). Sớm tinh mơ hôm đó, các gia đình làm tranh ở Kim Hoàng cho người nhà đi các chợ ở vùng lân cận, như chợ Sấu Giá, chợ Sơn Đồng, chợ Chùa Thầy, chợ Phùng, chợ Vạng, chợ Trám Trôi, chợ Canh, chợ Diễn, chợ Tây Tựu . . . để “bỏ que lấy chỗ”. Sau đó ông bà già đeo nải tranh đến bán. Mỗi chợ có khoảng năm mười chiếu tranh. Có gia đình chiếm những hai chiếu. Các cụ kể lại những năn phát đạt, đi chợ bán tranh về phải được một gánh tiền Tự Đức nặng.
Sửa lần cuối: