anh2
Member
Đình Kim Hoàng hiện tọa lạc trên một khu đất cao rộng tại trung tâm làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội.
Đình Kim Hoàng là tên gọi ngôi đình theo địa danh của làng hiện nay. Tên gọi này vốn là tên ghép của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng.
Đình Kim Hoàng được xây dựng trên một khu đất cao xưa nay chưa hề lụt tới ở giữa làng và quay nhìn về hướng Tây. Khu đình có một không gian khá thoáng rộng, kiến trúc ngôi đình cùng những cây đa cổ hàng trăm tuổi hòa quyện với nhau tạo nên một vẻ cổ kính trang nghiêm cho khu đình. Quanh đình ngày nay nhà dân đã ở liền kề ba phía nhưng ngôi đình vẫn nổi trội giữa những kiến trúc dân dụng bởi quy mô bề thế của nó.
Cũng giống như nhiều ngôi đình làng khác trong vùng, đình Kim Hoàng bao gồm các công trình kiến trúc: tam quan, tả hữu mạc, đại đình và hậu cung. Các công trình kiến trúc này hòa nhập với nhau tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh và thống nhất.
Khu tam quan của đình mới được làm lại nên kiến trúc khá đơn giản. Chính giữa là một lối đi khá rộng được xác định bởi hai trụ gạch vuông. Hai bên là hai cửa nách được làm theo lối cửa vòm. Nối cửa giữa với 2 cửa bên là bức tường xây lửng. Hai bên của hai cửa nách là hai trụ biểu. Trụ được làm đơn giản trên cùng là hình 4 con chim phượng chụm đuôi vào nhau. Ngoài cùng tam quan, ở hai bên là hai trụ cột, trên mỗi trụ là hình 1 con nghê đắp bằng vữa.
Qua tam quan là một lớp sân gạch khá rộng. Hai bên sân là hai dãy tả hữu mạc. Tả hữu mạc của đình được làm khá đơn giản. Đó là kiểu nhà đầu hồi bít đốc gồm 3 gian. Bộ vì làm kiểu quá giang cột trốn.
Liền với mép sân phía trong là tòa đại đình. Đại đình là một ngôi nhà khá lớn gồm 5 gian 2 dĩ được làm theo kiểu hình rồng. Bờ nóc và bờ giải đắp kiểu bờ đinh. Hai đầu bờ nóc là hình hai con kìm ngậm đầu bờ nóc.
Đại đình được dựng trên một nền đất xây xây bó xung quanh, mặt trước bó bằng các phiến đá làm thành bậc tam cấp cao hơn sân 0.45m. Nền đất này rộng 21.9m và ăn sâu vào trong 11.2m xung quanh có hiên rộng 1m, còn lại là lòng đại đình, rộng 19.9 x 9.2m chia thành 7 gian gồm 3 gian chính và hai gian chái, từ gian chái lại kéo thêm ra gian xép con nữa. Từ gian giữa phát triển ra hai bên thì từng đôi gian có số đo gần bằng nhau: gian giữa rộng 3.70m, gian liền kề gian giữa rộng 3.90m, gian chái rộng 3.10m và gian xép rộng 1.10m. Do gian xép quá hẹp nên dù quan sát từ ngoài sân hay ở trong lòng đình người ta luôn có cảm giác đình 5 gian với 4 vì nóc. Mỗi vì chia gian từ trước ra sau có 6 cột. Cả đại đình có 48 cột gồm 3 loại: to nhỏ khác nhau quây thành 3 hình chữ nhật lồng nhau. Vòng ngoài là 24 cột hiên, vòng giữa là 16 cột quân, vòng trong là 8 cột cái. Theo chữ khắc trên các cột thì cột hiên có tên là “trụ”, cột quân là “trung trụ” và cột cái là”đại trụ”. Tất cả các cột đều có dạng khối trụ tròn hình dòng dòng. Trên mỗi hàng cột đều có hoành, giữa 2 cột cái có 10 khoảng hoành, cột cái đến cột quân có 5 khoảng hoành, cột quân đến cột hiên có 3 khoảng hoành, ngoài hiên có 2 khoảng hoành rộng do thanh bẩy đỡ.
Ba gian chính đại đình có 4 bộ vì nóc đều làm theo kiểu giá chiêng kết hợp với kiểu chống ở hai bên giá chiêng. Giá chiêng của 2 vì nóc thuộc gian chái được giữ lại kiểu thức giá chiêng của các đình làng thế kỷ 16-17, có lòng hẹp chỉ đỡ hai khoảng hoành và do đó khá cao. Giá chiêng của 2 vì nóc thuộc gian giữa có lòng rộng ngang đỡ bốn khoảng hoành nên thấp phát triển theo xu hướng gần thành kiểu chồng giường thưa thường thấy ở các đình làng thế kỷ 18. Trên các bộ vì cột cái nối với cột quân theo kiểu kết cấu chồng đường xếp liền nhau tạo thành mảng cốn kín đặc để trang trí, còn nối cột quân với cột hiên là các thanh kẻ uốn cong.
Trong đình trừ gian giữa đại đình, các gian khác trước đây đều có sàn gỗ đến nay sàn và ván đều mất chỉ còn lại các dấu mộng trên thân cột. Từ giữa lòng đình ra sườn đình sàn đỉnh có 3 nấc cao thấp khác nhau, đo theo lỗ dầm ở cột là 0.70m – 0.84m - 0.96m. Xunh quanh đình trước kia là một hệ thống của bức bàn và chấn song con tiện nay được xây gạch bít kín.
Về nghệ thuật chạm khắc trang trí, những nghệ nhân xưa đã để lại một hệ thống mảng chạm khắc trang trí dày đặc trong tòa đại đình. Trong đó tiêu biểu nhất là các bức chạm trên các cốn dọc thuộc gian giữa và các cốn ngang thuộc gian chái. Các bức cốn này chỉ được chạm một mặt, đó là mặt mà người xem ở trong lòng đình tại những chỗ rộng rãi dễ phát hiện nhất. Gian giữa trang nghiêm được chạm chủ yếu đề tài rồng ổ và mây lửa, con người không phải nơi hành lễ có bốn bức cốn, đặc biệt là ở gian chái bên trái của đại đình, ngoài đề tài rồng phượng còn được chạm khắc những hoạt cảnh của con người trong ngày hội như cảnh đánh vật, bắn cung, đâm đinh ba, thổi sáo...và người dự hội là những phụ nữ mặc xuềnh xoàng chiếc yếm, có cô còn đứng tốc cả váy bên cạnh là người đàn ông ăn mặc sang trọng, ở các cốn khác có những nhám tượng đặt trên sập thể hiện cảnh nam cưỡi báo, nữ cưỡi voi và người cưỡi rồng.
Bên cạnh các bức cốn, các bộ phận khác của kiến trúc vì kèo cũng được chạm khắc trang trí. 8 đầu dư trong đại đình chạm lộng các hình đầu rồng dao mác. Một số thanh kẻ, xà nách chạm nổi đề tài cá hóa rồng, rồng chầu và vân xoắn ốc to. Trên những ván mỏng bẹt chạm nổi đề tài bát bửu. Các đầu bẩy hiên chạm nổi hình rồng, văn mây xoắn. Các thanh giường trên vì nóc chỉ chạm nổi văn mây trang trí đơn giản.
Nhìn chung, đường nét chạm khắc chau chuốt tỷ mỷ, nét chạm sâu mềm, kết hợp lối chạm nổi và chạm lộng, nghệ nhân xưa đã tạo nên các mảng chạm phong phú đa dạng và sinh động. Nghệ thuật chạm khắc trang trí ở đây mang đậm nét phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ 17-18).
Nối liền với gian giữa đại đình và chạy sâu vào phía trong là phần hậu cung của đình. Hậu cung nối liền với đại đình tạo thành kiểu kết cấu kiến trúc hình chuôi vồ. Hậu cung gồm 3 gian được xây tường bít kín ba phía tạo nên vẻ thâm nghiêm. Bộ vì kèo hậu cung có kết cấu và trang trí giống vì nóc tòa đại đình.
Hậu cung là nơi thờ tự chính của đình. Gian trong cùng của hậu cung được làm thành sàn trên có khám thờ. Trong khám bày các long ngai bài vị thành hoàng làng. Các gian ngoài của hậu cung kê các nhang án và sập thờ, trên đó bày các đồ tế tự như đỉnh hương, mũ, bia thờ...
Đình Kim Hoàng là một công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng cư dân. Đình là nơi thờ thần thành hoàng làng, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Ngày nay ngôi đình trở thành di sản văn hóa, một công trình kiến trúc tôn giáo mang giá trị nghệ thuật cao.
Sưu tầm Hồ sơ di tích kiến trúc nghệ thuật- Sở Văn hóa thông tin Hà Nội
Đình Kim Hoàng là tên gọi ngôi đình theo địa danh của làng hiện nay. Tên gọi này vốn là tên ghép của hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng.
Đình Kim Hoàng được xây dựng trên một khu đất cao xưa nay chưa hề lụt tới ở giữa làng và quay nhìn về hướng Tây. Khu đình có một không gian khá thoáng rộng, kiến trúc ngôi đình cùng những cây đa cổ hàng trăm tuổi hòa quyện với nhau tạo nên một vẻ cổ kính trang nghiêm cho khu đình. Quanh đình ngày nay nhà dân đã ở liền kề ba phía nhưng ngôi đình vẫn nổi trội giữa những kiến trúc dân dụng bởi quy mô bề thế của nó.
Cũng giống như nhiều ngôi đình làng khác trong vùng, đình Kim Hoàng bao gồm các công trình kiến trúc: tam quan, tả hữu mạc, đại đình và hậu cung. Các công trình kiến trúc này hòa nhập với nhau tạo thành một quần thể kiến trúc hoàn chỉnh và thống nhất.
Khu tam quan của đình mới được làm lại nên kiến trúc khá đơn giản. Chính giữa là một lối đi khá rộng được xác định bởi hai trụ gạch vuông. Hai bên là hai cửa nách được làm theo lối cửa vòm. Nối cửa giữa với 2 cửa bên là bức tường xây lửng. Hai bên của hai cửa nách là hai trụ biểu. Trụ được làm đơn giản trên cùng là hình 4 con chim phượng chụm đuôi vào nhau. Ngoài cùng tam quan, ở hai bên là hai trụ cột, trên mỗi trụ là hình 1 con nghê đắp bằng vữa.
Qua tam quan là một lớp sân gạch khá rộng. Hai bên sân là hai dãy tả hữu mạc. Tả hữu mạc của đình được làm khá đơn giản. Đó là kiểu nhà đầu hồi bít đốc gồm 3 gian. Bộ vì làm kiểu quá giang cột trốn.
Liền với mép sân phía trong là tòa đại đình. Đại đình là một ngôi nhà khá lớn gồm 5 gian 2 dĩ được làm theo kiểu hình rồng. Bờ nóc và bờ giải đắp kiểu bờ đinh. Hai đầu bờ nóc là hình hai con kìm ngậm đầu bờ nóc.
Đại đình được dựng trên một nền đất xây xây bó xung quanh, mặt trước bó bằng các phiến đá làm thành bậc tam cấp cao hơn sân 0.45m. Nền đất này rộng 21.9m và ăn sâu vào trong 11.2m xung quanh có hiên rộng 1m, còn lại là lòng đại đình, rộng 19.9 x 9.2m chia thành 7 gian gồm 3 gian chính và hai gian chái, từ gian chái lại kéo thêm ra gian xép con nữa. Từ gian giữa phát triển ra hai bên thì từng đôi gian có số đo gần bằng nhau: gian giữa rộng 3.70m, gian liền kề gian giữa rộng 3.90m, gian chái rộng 3.10m và gian xép rộng 1.10m. Do gian xép quá hẹp nên dù quan sát từ ngoài sân hay ở trong lòng đình người ta luôn có cảm giác đình 5 gian với 4 vì nóc. Mỗi vì chia gian từ trước ra sau có 6 cột. Cả đại đình có 48 cột gồm 3 loại: to nhỏ khác nhau quây thành 3 hình chữ nhật lồng nhau. Vòng ngoài là 24 cột hiên, vòng giữa là 16 cột quân, vòng trong là 8 cột cái. Theo chữ khắc trên các cột thì cột hiên có tên là “trụ”, cột quân là “trung trụ” và cột cái là”đại trụ”. Tất cả các cột đều có dạng khối trụ tròn hình dòng dòng. Trên mỗi hàng cột đều có hoành, giữa 2 cột cái có 10 khoảng hoành, cột cái đến cột quân có 5 khoảng hoành, cột quân đến cột hiên có 3 khoảng hoành, ngoài hiên có 2 khoảng hoành rộng do thanh bẩy đỡ.
Ba gian chính đại đình có 4 bộ vì nóc đều làm theo kiểu giá chiêng kết hợp với kiểu chống ở hai bên giá chiêng. Giá chiêng của 2 vì nóc thuộc gian chái được giữ lại kiểu thức giá chiêng của các đình làng thế kỷ 16-17, có lòng hẹp chỉ đỡ hai khoảng hoành và do đó khá cao. Giá chiêng của 2 vì nóc thuộc gian giữa có lòng rộng ngang đỡ bốn khoảng hoành nên thấp phát triển theo xu hướng gần thành kiểu chồng giường thưa thường thấy ở các đình làng thế kỷ 18. Trên các bộ vì cột cái nối với cột quân theo kiểu kết cấu chồng đường xếp liền nhau tạo thành mảng cốn kín đặc để trang trí, còn nối cột quân với cột hiên là các thanh kẻ uốn cong.
Trong đình trừ gian giữa đại đình, các gian khác trước đây đều có sàn gỗ đến nay sàn và ván đều mất chỉ còn lại các dấu mộng trên thân cột. Từ giữa lòng đình ra sườn đình sàn đỉnh có 3 nấc cao thấp khác nhau, đo theo lỗ dầm ở cột là 0.70m – 0.84m - 0.96m. Xunh quanh đình trước kia là một hệ thống của bức bàn và chấn song con tiện nay được xây gạch bít kín.
Về nghệ thuật chạm khắc trang trí, những nghệ nhân xưa đã để lại một hệ thống mảng chạm khắc trang trí dày đặc trong tòa đại đình. Trong đó tiêu biểu nhất là các bức chạm trên các cốn dọc thuộc gian giữa và các cốn ngang thuộc gian chái. Các bức cốn này chỉ được chạm một mặt, đó là mặt mà người xem ở trong lòng đình tại những chỗ rộng rãi dễ phát hiện nhất. Gian giữa trang nghiêm được chạm chủ yếu đề tài rồng ổ và mây lửa, con người không phải nơi hành lễ có bốn bức cốn, đặc biệt là ở gian chái bên trái của đại đình, ngoài đề tài rồng phượng còn được chạm khắc những hoạt cảnh của con người trong ngày hội như cảnh đánh vật, bắn cung, đâm đinh ba, thổi sáo...và người dự hội là những phụ nữ mặc xuềnh xoàng chiếc yếm, có cô còn đứng tốc cả váy bên cạnh là người đàn ông ăn mặc sang trọng, ở các cốn khác có những nhám tượng đặt trên sập thể hiện cảnh nam cưỡi báo, nữ cưỡi voi và người cưỡi rồng.
Bên cạnh các bức cốn, các bộ phận khác của kiến trúc vì kèo cũng được chạm khắc trang trí. 8 đầu dư trong đại đình chạm lộng các hình đầu rồng dao mác. Một số thanh kẻ, xà nách chạm nổi đề tài cá hóa rồng, rồng chầu và vân xoắn ốc to. Trên những ván mỏng bẹt chạm nổi đề tài bát bửu. Các đầu bẩy hiên chạm nổi hình rồng, văn mây xoắn. Các thanh giường trên vì nóc chỉ chạm nổi văn mây trang trí đơn giản.
Nhìn chung, đường nét chạm khắc chau chuốt tỷ mỷ, nét chạm sâu mềm, kết hợp lối chạm nổi và chạm lộng, nghệ nhân xưa đã tạo nên các mảng chạm phong phú đa dạng và sinh động. Nghệ thuật chạm khắc trang trí ở đây mang đậm nét phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ 17-18).
Nối liền với gian giữa đại đình và chạy sâu vào phía trong là phần hậu cung của đình. Hậu cung nối liền với đại đình tạo thành kiểu kết cấu kiến trúc hình chuôi vồ. Hậu cung gồm 3 gian được xây tường bít kín ba phía tạo nên vẻ thâm nghiêm. Bộ vì kèo hậu cung có kết cấu và trang trí giống vì nóc tòa đại đình.
Hậu cung là nơi thờ tự chính của đình. Gian trong cùng của hậu cung được làm thành sàn trên có khám thờ. Trong khám bày các long ngai bài vị thành hoàng làng. Các gian ngoài của hậu cung kê các nhang án và sập thờ, trên đó bày các đồ tế tự như đỉnh hương, mũ, bia thờ...
Đình Kim Hoàng là một công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng của cộng đồng cư dân. Đình là nơi thờ thần thành hoàng làng, nơi tổ chức các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Ngày nay ngôi đình trở thành di sản văn hóa, một công trình kiến trúc tôn giáo mang giá trị nghệ thuật cao.
Sưu tầm Hồ sơ di tích kiến trúc nghệ thuật- Sở Văn hóa thông tin Hà Nội