Sự tích đình An Trai

anh2

Member
ZpYGSI2.jpg
Từ thuở Hùng Vương thứ 18, tại dất Hà Trung, Châu Ái (Thanh Hoá), có ông bà họ Phan, gia thế hào cường, ông bà rất chăm làm việc nghĩa. Rồi một đêm bà mộng thấy Tiện ông hứa cho con để làm rạng rỡ Tổ tiên. Sau giấc mộng bà đã mang thai và ngày 12/2 âm lịch bà sinh được một người con trai có diện mạo khôi ngô, ông bà khôn siết vui mừng, bèn lập dàn tế tạ trời, đất và đặt tên con là Nhạc.
Đến tuổi trưởng thành, Ngài trở nên người văn hay, võ giỏi, thông hiểu binh thư. Ngài biết núi Tản Viên có Sơn Thánh hiểu nhiều, phép thuật. Sau khi tìm đến Ngài được Sơn Thánh đặt cho tên là “Cổ Mục Phán Quan” và luôn được cùng bàn việc triều chính.
Lúc bấy giờ thiên hạ thái bình, Ngài thường đỉ ngao du săn bắn với Sơn Thánh, có lần qua vùng đất Canh, thấy dân phong thuần hậu, đồng đất phì nhiêu, Sơn Thánh cho Ngài cùng các phu nhân ở lại uý dụ dân chúng, khuyến khích canh tác, truyền bá lễ nghi và phong tục đẹp.

Cuối đời Hùng Vương thứ 18. chúa Thục Phán đem ba chục vạn quân tiến đánh nhằm thôn tính nước Văn Lang. Vua Hùng triệu con rể là Sơn Thánh về triều thẩn hội kiến.
Sơn Thánh đã tiến cử Ngài cùng cầm quân ra trận vua phong Ngài làm “Tây Nhạc Tướng Quân” Ngài cùng tả hữu Phu Nhân và hai vạn quân của mình phối hợp mười vạn quận của Sơn Thánh tiến ra mặt trận. Phu Nhân thứ ba được lưu lại giữ thành và lo việc lương thảo.
Quân ta đi thần tộc đến Hoan Châu, bốn mặt cùng đánh lớn quân Thục không ứng phó được đã thua chạy.
Ngày mừng chiến thắng, vua đã phong tước “Đại Vương" cho tướng quân, các Phu Nhân của Ngài cũng được vua gia phong ban thưởng. Sau khi dã hoàn tất việc lớn, ngày mùng_một tháng mười hai âm lịch ngài đã từ biệt cõi trần, thanh thản về với trời đất.
Để ghi nhớ công lao “Hộ Quốc Tý Dân” của Ngài, làng An Trai đã lập đình thờ Ngài ngay tại đầu làng (Đình Giải hiện nay).
Đến năm Vĩnh Khánh thứ 4 - Triều Lê (1732), Đình dã được xây dựng lớn hơn và hằng nắm lấy ngày 9 tháng giêng âm lịch làm ngày lễ hội.
Về sau dân làng mới chuyển đình về xây dựng tại đây và lại được trùng tu một lần năm 1925, cùng với An Trai có 72 làng thờ Ngài.
Qua các Triều vua: Lý, Trần, Lê, Nguyễn đình đều có sắc phong và năm 1990 đã được nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử và văn hoá. Đến năm 2009, đình lại được trùng tu lại như hiện nay.

(Bảng sơ lược này được trích từ Ngọc Phả bằng chữ Hán do Hàn Lâm Viện Đông Các Đại Học Sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm đầu Hồng Đức 1470)

l2Yuvj7.jpg

Hình ảnh: sân đình làng An Trai - Vân Canh - Hoài Đức - Hà Nội​
 
Top